Những nguyên nhân và dấu hiệu cho thấy dạ dày bạn chứa vi khuẩn HP
Cảnh báo tình trạng trẻ nhỏ nhiễm vi khuẩn HP kháng kháng sinh
Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Tiết lộ sốc: 96,2% trẻ dưới 8 tuổi nhiễm vi khuẩn HP do thói quen của người lớn
Lý giải nguyên nhân vi khuẩn HP kháng nhiều loại kháng sinh
Vi khuẩn HP là gì?
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu vi khuẩn HP là gì.
Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori, được phát hiện ra từ năm 1982 bởi Robin Warren và Barry Marshall (viết tắt là H.Pylori hoặc vi khuẩn HP). Đây là một loại vi khuẩn Gram (-) kỵ khí, tức là vi khuẩn sống trong môi trường thiếu oxy. Loại vi khuẩn này sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh enzyme urease, phá huỷ thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và viêm nhiễm mạn tính.
Nhiều chuyên gia y tế trên thế giới đã khẳng định loại vi khuẩn này cũng là nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra ung thư dạ dày.
TS.BS Vũ Trường Khanh - Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai cho biết, Việt Nam có khoảng 60% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP, nhưng không phải trường hợp nào cũng cần diệt HP. Theo đó, những người ăn mặn; ăn nhiều đồ muối chua; có các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa như loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa; có yếu tố gia đình có người từng bị ung thư dạ dày, thì nên diệt vi khuẩn HP triệt căn và bài bản.
“Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm HP cao nhưng không phải là nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao trên thế giới. Khoảng 50 triệu người Việt Nam bị nhiễm HP và tỷ lệ tái nhiễm rất cao do thói quen ăn uống chung đồ của chúng ta. Trên 40 tuổi, mọi người nên tầm soát ung thư sớm hệ tiêu hóa bằng phương pháp nội soi”- TS. Khanh khuyến cáo.
Nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn HP như thế nào?
Có nhiều con đường lây nhiễm vi khuẩn HP, có thể gộp chung thành 3 nhóm chính:
Quá trình ăn uống, sinh hoạt chung với người có bệnh: Vi khuẩn HP được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh. Do đó chúng được lây truyền từ người này qua người khác khi dùng chung bàn chải đánh răng, dùng chung chén đũa, muỗng, hôn hoặc mẹ nhai mớm cơm cho con.
Sử dụng nguồn nước, thức ăn nhiễm khuẩn: Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày do vi khuẩn HP hay gặp nhất. Việc dùng nước sinh hoạt lấy từ sông, hồ, ao, suối chưa qua xử lý khiến nhiều người bị nhiễm HP mà không biết.
Lây nhiễm tại cơ sở y tế: Bạn cũng có thể bị lây nhiễm vi khuẩn HP cũng có thể lây truyền ở chính cơ sở y tế lúc làm thủ thuật nội soi tiêu hóa. Khi nội soi dạ dày cho người bệnh có vi khuẩn HP, nếu vệ sinh đầu dò không đủ sạch, vi khuẩn HP sẽ có thể dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.
Đâu là những dấu hiệu dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP?
Hôi miệng là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy dạ dày có thể bị nhiễm HP
Hôi miệng: Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm thấy vi khuẩn HP trong miệng của 21 trên 326 người tham gia khảo sát với chứng hôi miệng (6,4%). Ở những người này, nồng độ của khí gây hôi miệng và bệnh răng miệng cao hơn đáng kể so với những người khác. Ở những bệnh nhân có bệnh nha chu, 16 trong 102 người (15,7%) có vi khuẩn HP trong khoang miệng.
Đau dạ dày: Khi dạ dày xuất hiện những cơn đau hoặc bỏng rát vùng thượng vị, những cơn đau bụng tăng lên khi đói, buồn nôn ngay cả khi không có thức ăn trong bụng. Nôn khan, nôn buổi sáng sớm, chán ăn, ợ chua, đầy bụng, sụt cân, thiếu máu, thiếu sắt không rõ nguyên nhân cũng là một trong những triệu chứng cơ thể đã nhiễm vi khuẩn HP.
Tiêu chảy và nôn mửa: Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể gây ra ngộ độc thức ăn, nôn mửa và Tiêu chảy. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn thực phẩm sử dụng đảm bảo chất lượng mà cơ thể bạn đột nhiên có dấu hiệu nôn mửa cũng như tiêu chảy không ngừng, đó có thể là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP.
Tinh thần sa sút: Trong cuộc sống bình thường, nếu tinh thần bạn đột ngột sa sút, không có hứng thú với bất kì điều gì, luôn cảm thấy cơ thể không được khỏe, uể oải. Đường tiêu hóa kém, khả năng tiêu hóa chậm, đầy bụng và thiếu sức sống rất có thể bạn đang bị vi khuẩn HP “hành hạ”.
Những lưu ý khi điều trị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP
Trước tiên, bạn cần đảm bảo sử dụng thuốc tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ. Phác đồ điều trị HP thường bao gồm ít nhất 2 loại kháng sinh cùng 1 loại thuốc ức chế acid dạ dày. Ngoài ra, thời điểm dùng thuốc có thể trước hay sau bữa ăn tùy loại. Bạn có thể lập thời gian biểu hoặc bảng ghi chú để dễ dàng ghi nhớ đúng thời điểm và liều lượng uống thuốc.
Để tăng cường hiệu quả của các phác đồ điều trị kháng sinh, mới đây, nhà khoa học người Đức – PGS.TS Christine Lang đã tìm ra và phân lập thành công một chủng lợi khuẩn có tên thương mại là Pylopass. Nhờ cấu trúc đặc biệt, Pylopass có khả năng nhận biết bề mặt vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ HP một cách tự nhiêu qua đường tiêu hóa. Vì vậy, kết hợp Pylopass với phác đồ điều trị kháng sinh sẽ giúp tăng hiệu quả các phác đồ điều trị, giảm thiểu khả năng vi khuẩn HP kháng thuốc. Nhiều nghiên cứu còn chứng minh sử dụng Pylopass đơn độc cũng có khả năng giảm dần số lượng vi khuẩn HP về mức không còn khả năng gây bệnh.
Cuối cùng, sau khi đã điều trị diệt trừ HP thành công, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý các biện pháp giúp ngăn ngừa tái nhiễm HP. Các nghiên cứu lâm sàng cũng chứng minh tác dụng bảo vệ lên đến 6 tháng sau khi sử dụng đủ một phác đồ 2 tháng uống Pylopass.
Nguyên Hương H+
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ DeHP với thành phần chính là Pylopass có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.
Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn hoặc truy cập website dehp.vn
Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN.
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
Bình luận của bạn